Trang chủBÌNH LUẬN - NGHIÊN CỨU LUẬTBình luậnVướng mắc, bất cập khi áp dụng lãi chậm thanh toán trong...

Vướng mắc, bất cập khi áp dụng lãi chậm thanh toán trong quan hệ thương mại

Điều 306 Luật Thương mại 2005 quy định

Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Quy định trên được hướng dẫn tại Điều 11 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP có hiệu lực từ ngày 15/3/2019Xác định lãi suất trung bình quy định tại Điều 306 của Luật Thương mại năm 2005 và án lệ số Án lệ số 06/2016/AL


Trường hợp hợp đồng thuộc phạm vi điều chỉnh tại Điều 306 của Luật Thương mại năm 2005 thì khi xác định lãi suất chậm trả đối với số tiền chậm trả, Tòa án căn cứ vào mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường của ít nhất 03 (ba) ngân hàng thương mại (Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam,…) có trụ sở, chi nhánh hoặc phòng giao dịch tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Tòa án đang giải quyết, xét xử có trụ sở tại thời điểm thanh toán (thời điểm xét xử sơ thẩm) để quyết định mức lãi suất chậm trả, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết các vụ án tranh chấp tại Tòa, đương sự, Tòa án khó đưa ra được mức lãi suất để làm căn cứ yêu cầu bên vi phạm trả tiền lãi chậm thanh toán do vi phạm nghĩa vụ. Theo đó mức lãi suất để làm căn cứ là lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường của ít nhất 03 (ba) ngân hàng thương mại tại thời điểm xét xử sơ thẩm. Nhưng việc thu thập được mức lãi suất không khả thi vì mỗi ngân hàng có những cách thức tính lãi suất nợ quá hạn khác nhau phụ thuộc vào lãi suất nợ trong hạn bao gồm: chu kỳ vay, thời điểm vay, khoản vay và được điều chỉnh không cố định.

Để có căn cứ mức tính lãi suất, đương sự phải cung cấp hoặc Tòa án phải thu thập được mức lãi suất tại thời điểm xét xử, tức là Tòa án phải phát hành công văn yêu cầu Ngân hàng cung cấp mức lãi suất tại một thời điểm cụ thể trong tương lai (tại thời điểm xét xử) nên Ngân hàng không thể trả lời được con số cụ thể về mức lãi suất nợ quá hạn trung bình. Như vậy không đủ căn cứ để Tòa án chấp nhận yêu cầu tính lãi chậm thanh toán khi đương sự có yêu cầu.

Kiến nghị. Nên áp dụng chung các chế định liên quan đến lãi suất nợ quá hạn cho vay theo quy định BLDS để thống nhất giải quyết cũng như dễ áp dụng.

Luật sư Lưu Văn Sáng. Công ty Luật TNHH SHV LAW. Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Recent Comments

0912056876
Liên hệ với chúng tôi