Thực tế hiện nay, làn sóng “sa thải nhân sự cuối năm” bắt đầu tăng. Nguyên nhân chính mà các Doanh nghiệp thường đưa ra chính là “VÌ DO KINH TẾ”. Tuy nhiên, lý do kinh tế theo pháp luật lao động được quy định cụ thể như thế nào và những trường hợp nào Công ty mới có quyền sa thải nhân viên?
2. Những trường hợp sau đây được coi là vì lý do kinh tế:
a) Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;
Định nghĩa về Khủng hoảng kinh tế: Khủng hoảng kinh tế là một tình trạng nghiêm trọng trong hệ thống kinh tế khi có sự suy giảm đáng kể trong hoạt động kinh doanh, sản xuất và tài chính của một quốc gia hoặc khu vực. Tình trạng này xảy ra khi có một sự suy thoái kinh tế mạnh mẽ, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, giá cả tăng cao, giảm giá trị của tiền tệ và sự không ổn định trong các thị trường tài chính.
Suy thoái: Nền kinh tế bắt đầu suy giảm sau một thời gian tăng trưởng. Biểu hiện là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm, sản xuất công nghiệp sụt giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, thị trường chứng khoán lao dốc. Nhu cầu tiêu dùng giảm sút do người dân lo lắng về tương lai, doanh nghiệp cắt giảm chi phí, đầu tư trì hoãn.
Khủng hoảng: Đây là giai đoạn đáy của chu kỳ kinh tế, đánh dấu sự sụt giảm mạnh mẽ nhất của các hoạt động kinh tế. Nền kinh tế rơi vào trạng thái đình trệ, nhiều doanh nghiệp phá sản, tỷ lệ thất nghiệp lên đến mức cao nhất. Chính phủ thường áp dụng các biện pháp kích thích kinh tế để vực dậy nền kinh tế.
Một số ví dụ về khủng hoảng kinh tế:
Khủng hoảng tài chính châu Á 1997
Cuộc khủng hoảng này bắt đầu tại Thái Lan khi đồng baht Thái Lan sụp đổ. Nó lan rộng ra các nước trong khu vực châu Á, gây ra sự suy thoái kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, sự sụp đổ của các ngân hàng và công ty tài chính.
Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008
Thị trường nhà ở Mỹ sụp đổ do bong bóng bất động sản và cho vay dưới chuẩn. Khủng hoảng lan rộng toàn cầu, dẫn đến hệ thống tài chính thế giới tê liệt, nhiều ngân hàng phá sản và suy thoái kinh tế nghiêm trọng.
Đại dịch COVID-19 (2020)
COVID-19 gây ra gián đoạn lớn cho hoạt động kinh tế toàn cầu, dẫn đến suy thoái kinh tế nghiêm trọng, thất nghiệp gia tăng, gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu,…
Khủng hoảng năng lượng 2022
Cuộc chiến Nga – Ukraina và các lệnh trừng phạt quốc tế khiến giá năng lượng tăng cao, dẫn đến lạm phát gia tăng và nguy cơ suy thoái kinh tế ở nhiều quốc gia.
Công ty cần đảm bảo nghĩa vụ gì trước khi sa thải nhân viên?
- Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này.
- Việc cho thôi việc đối với người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên và thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động.
- Phương án sử dụng lao động
1. Phương án sử dụng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Số lượng và danh sách người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động được đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian;
b) Số lượng và danh sách người lao động nghỉ hưu;
c) Số lượng và danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;
d) Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động và các bên liên quan trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động;
đ) Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.
- Trao đổi ý kiến khi xây dựng phương án sử dụng lao động
Thành phần tham dự buổi đối thoại nơi làm việc
(1) Phía người sử dụng lao động:
– Do người sử dụng lao định nhưng đảm bảo ít nhất 03 người.
– Trong đó có người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động và quy định trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
2) Phía người lao động:
Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động xác định số lượng đại diện tham gia đối thoại tương ứng theo tỷ lệ thành viên của tổ chức và nhóm mình và đảm bảo ít nhất:
- – 03 người: Doanh nghiệp sử dụng dưới 50 người lao động.
- – 04 – 08 người: Doanh nghiệp sử dụng từ 50 – dưới 150 người lao động.
- – 09 – 13 người: Doanh nghiệp sử dụng từ 150 – dưới 300 người lao động.
- – 14 – 18 người: Doanh nghiệp sử dụng từ 300 – dưới 500 người lao động.
- – 19 – 23 người: Doanh nghiệp sử dụng từ 500 – dưới 1.000 người lao động.
- – 24 người: Doanh nghiệp sử dụng từ 1.000 người lao động trở lên.
Nội dung trao đổi khi tham gia buổi đối thoại nơi làm việc
- Khi xây dựng phương án sử dụng lao động, người sử dụng lao động phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
- Trình tự trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở như sau:
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm gửi văn bản kèm theo nội dung cần tham khảo, trao đổi ý kiến đến các thành viên đại diện tham gia đối thoại của bên người lao động;
- Các thành viên đại diện tham gia đối thoại của bên người lao động có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến người lao động do mình đại diện và tổng hợp thành văn bản của từng tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động để gửi tới người sử dụng lao động; trường hợp nội dung đối thoại liên quan đến quyền, lợi ích của lao động nữ thì cần bảo đảm lấy ý kiến của họ;
- Căn cứ ý kiến của các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động, người sử dụng lao động tổ chức đối thoại để thảo luận, trao đổi ý kiến, tham vấn, chia sẻ thông tin về những nội dung người sử dụng lao động đưa ra;
- Số lượng, thành phần tham gia, thời gian, địa điểm tổ chức đối thoại do hai bên xác định theo quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
- Diễn biến đối thoại phải được ghi thành biên bản và có chữ ký của đại diện các bên tham gia đối thoại theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định 145/2020/NĐ-CP;
- Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đối thoại, người sử dụng lao động có trách nhiệm công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại; tổ chức đại diện người lao động (nếu có), nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) phổ biến những nội dung chính của đối thoại đến người lao động là thành viên. (Khoản 2 Điều 44 Bộ luật Lao động 2019, Điều 41 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)
- Thông báo công khai phương án sử dụng lao động
Theo khoản 2 Điều 44 Bộ luật Lao động 2019, phương án sử dụng lao động phải được thông báo công khai cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được thông qua.
Vì vậy, khi 01 Doanh nghiệp sa thải nhân viên với lý do kinh tế, cần đảm bảo thực hiện đúng các quy định, quy trình thực hiện theo pháp luật lao động. Trường hợp Công ty không đảm bảo các điều kiện nhưng vẫn thực hiện sa thải thì đây là hành vi Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.