I. Các hình thức xử lý kỷ luật
Hiện nay, Bộ luật lao động 2019 quy đinh về Hình thức xử lý kỷ luật lao động bao gồm cách hình thức xử lý sau:
1. Khiển trách
2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng
3. Cách chức
4. Sa thải
Ảnh: Internet
II. Quy định về kỷ luật sa thải
Kỷ luật sa thải là hình thức thức xử lý kỷ luật nặng nhất mà người lao động phải chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm của NLĐ. Vì vậy để ra quyết định xử lý kỷ luật sa thải cần phải đảm bảo đủ tất yếu tố sau:
– Đúng các nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật (Điều 122 BLLĐ);
– Đúng hành vi vi phạm (Điều 125 BLLĐ);
– Đúng thẩm quyền xử lý
– Đảm bảo thời hiệu xử lý kỷ luật (Điều 123 BLLĐ);
– Không vi phạm các trường hợp đặc biệt không được xử lý kỷ luật sa thải (khoản 2 Điều 137 BLLĐ) .
Như vậy, dù vi phạm chỉ 01 trong các yếu tố này đều được xác định là sa thải trái pháp luật.
Theo pháp luật quy định, người lao động thực hiện một trong những hành vi sau có thể bị xử lý kỷ luật sa thải:
3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;
Ngoài ra, BLLĐ 2019 còn quy định các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật đối với Người lao động, cụ thể tại:
Điều 127. Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động:
1. Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.
2. Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
Công ty có trách nhiệm gì khi sa thải người lao động trái pháp luật?
Sau khi giải quyết khiếu nại hoặc tranh chấp lao động, nếu có kết luận NLĐ bị kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải trái pháp luật thì NSDLĐ sẽ phải hủy bỏ hoặc ban hành quyết định thay thế quyết định đã ban hành và thông báo đến người lao động trong phạm vi doanh nghiệp biết, đồng thời NSDLĐ chịu những hậu quả pháp lý theo quy định. Theo đó, NSDLĐ có nghĩa vụ sau:
2. Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động.
Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
3. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2 Điều 36 của Bộ luật này thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này để chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Hãng luật LS-LEGAL
Địa chỉ: 79/5 Lê Thị Riêng – Phường Thới An – Quận 12 – Thành phố Hồ Chí Minh
ĐT: 0912.056.876; Email: luusang0912056876@gmail.com
Website: https://phongphaplyls.com