Tất cả các website/ứng dụng thương mại điện tử bán hàng đều phải thông báo hoặc đăng ký với Bộ
Việc thông báo, đăng ký website/ứng dụng thương mại điện tử với Bộ Công Thương là điều kiện bắt buộc đối với doanh nghiệp theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP, tránh những hậu quả pháp lý không đáng có, đồng thời nâng cao uy tín của doanh nghiệp, xây dựng niềm tin với khách hàng.
Doanh nghiệp cần xác định rõ mô hình hoạt động website của mình thuộc diện phải “Thông báo” hay “Đăng ký”
THÔNG BÁO | ĐĂNG KÝ |
Website/ứng dụng thương mại điện tử bán hàng | Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử |
Được thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của chính mình | Được thiết lập nhằm cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại, bao gồm các loại hình dịch vụ sau: Dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử; Dịch vụ khuyến mại trực tuyến; Dịch vụ đấu giá trực tuyến |
TÍCH XANH | TÍCH ĐỎ |
Các website/ứng dụng thương mại điện tử sau khi hoàn thành thủ tục thông báo/ đăng ký sẽ được cung cấp logo gắn lên website của mình, logo này dẫn tới đường link trên Cổng thông tin online.gov.vn xác nhận website đã đăng ký/ thông báo thành công.
HẬU QUẢ PHÁP LÝ KHI KHÔNG THÔNG BÁO/ ĐĂNG KÝ WEBSITE TỚI BỘ
Sau khi Bộ Công Thương xét duyệt, website sẽ được gắn logo dẫn link đến Bộ Công Thương. Ngoài việc giúp trang web trở nên tin cậy, uy tín hơn thì hình thức này là bắt buộc. Việc không đăng ký website với Bộ Công Thương sẽ bị xử lý như sau:
Căn cứ theo khoản 8 điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, Khoản 9 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP( Nghị định này sẽ có hiệu lực từ 01/01/2022) thì các website bán hàng hay cung ứng dịch vụ có chức năng đặt hàng trực tuyến đều phải thực hiện việc đăng ký thông báo với Bộ Công Thương thông qua địa chỉ web là www.online.gov.vn – Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử.
Sau khi Bộ Công Thương xét duyệt, website sẽ được gắn logo dẫn link đến Bộ Công Thương. Ngoài việc giúp trang web trở nên tin cậy, uy tín hơn thì hình thức này là bắt buộc. Việc không đăng ký website với Bộ Công Thương sẽ bị xử lý như sau:
Việc người sử dụng website mà không thông báo với Bộ Công Thương sẽ bị xử lý vi phạm hành chính căn cứ theo Điều 62 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
“3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
a) Không thông báo website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Không thông báo sửa đổi, bổ sung khi có sự thay đổi thông tin liên quan đến website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
c) Gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khi thông báo website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng;
d) Giả mạo thông tin thông báo trên website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
a) Không đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Nhận chuyển nhượng website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử mà không làm thủ tục chuyển nhượng hoặc không tiến hành đăng ký lại với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
c) Triển khai cung cấp dịch vụ thương mại điện tử không đúng với hồ sơ đăng ký;
d) Gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khi đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử;
đ) Giả mạo thông tin đăng ký trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử;
e) Sử dụng biểu tượng đã đăng ký để gắn lên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử khi chưa được xác nhận đăng ký của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
g) Tiếp tục hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sau khi chấm dứt hoặc bị hủy bỏ đăng ký.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi tên miền “.vn” của website thương mại điện tử hoặc buộc gỡ bỏ ứng dụng di động trên các kho ứng dụng hoặc trên các địa chỉ đã cung cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, c, d, đ, e và g khoản 4 Điều này
. Tóm lại, việc không thực hiện đăng ký với Bộ Công Thương sẽ bị phạt hành chính lên đến 20.000.000 đồng trong hoạt động bán hàng, 30.000.000 trong hoạt động cung cấp dịch vụ theo điểm a khoản 3, điểm a khoản 4 Điều 62 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.
Nếu cá nhân, doanh nhân cố tình tái phạm thì ngoài phạt tiền theo các quy định trên còn có thể bị áp dụng biện pháp trừng phạt bổ sung đình chỉ kinh doanh hoạt động thương mại điện tử từ 06 – 12 tháng căn cứ theo khoản 5 Điều 62 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.
Ngoài ra có thể phải chịu thêm biện pháp khắc phục hậu quả là bị rút tên miền.vn theo điểm b Điều 80 Nghị định 85/2021/NĐ-CP và khoản 6 Điều 62 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.Hậu quả của việc mất tên miền có thể khiến website ngừng hoạt động, gây mất uy tín cho trang web cũng như giảm sút doanh thu.
HÃNG LUẬT LS-LEGAL – CÔNG TY CHÚNG TÔI LÀ PHÒNG PHÁP LÝ CỦA BẠN!